Nguyên nhân bệnh gút
Bệnh gút có 3 nguyên nhân:
- Tăng bẩm sinh:Một số người bệnh cơ thể bị thiếu men HGPT khi còn nhỏ dẫn đến lượng acid uric không ổn định sẵn gây ra bệnh gút khởi phát sớm ở trẻ em (trường hợp này rất hiếm gặp nhưng lại rất nặng và rất khó chữa khi mắc phải).
- Nguyên nhân nguyên phát: Đây là nguyên nhân chủ yếu gắn liền với yếu tố gen di truyền, gia đình. Bệnh nhân trong những trường hợp này có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường dẫn đến nồng độ axid uric trong máu cũng tỷ lệ thuận tăng theo
- Nguyên nhân thứ phát:Đây được xem là yếu tố bên ngoài, sự tiêu thụ thức ăn chứa nhiều nhân purin như: nội tạng động vật, nấm, tôm, cua, thịt đỏ,…thường xuyên uống rượu bia kích thích sự gia tăng acid uric trong máu cao dẫn đến bệnh gút. Nguyên nhân thứ phát được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các ca mắc bệnh gút trong xã hội ngày nay.
Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh gút còn gắn với các bệnh lý như: đa hồng cầu, đau tủy xương, suy giảm chức năng thận, thừa cân, môi trường sống bị nhiễm chì, sử dùng thuốc lợi tiểu khiến purin khó phân hủy cũng là điều kiện thuận lợi để Gout phát triển.
Các giai đoạn của bệnh gút
Giai đoạn 1: Tăng acid uric máu không triệu chứng:
Giai đoạn này nồng độ acid tăng cao, tuy nhiên chưa có dấu hiệu xuất hiện các cơn đau nhức. Đây là giai đoạn tăng acid uric trong máu. Ở giai đoạn này việc yêu cầu điều trị chưa thực sự cần thiết, tuy nhiên được khuyến cáo tầm soát và theo dõi thường xuyên.
Giai đoạn 2: Gút cấp tính
Trong giai đoạn này, tinh thể urat đã tích tụ tại các khớp và lắng đọng thành mảng gây nên những cơn đau kèm theo sưng khớp và nóng đỏ. Các triệu chứng này bùng phát nhanh và gây đau dữ dội trong vòng 6 đến 24h, gọi tắt là "đợt tấn công của gout" , các triệu chứng này thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày, sau đó với những khớp đã từng đau sẽ có cảm giác bình thường trở lại và cơn đau biến mất. Để kiểm soát giai đoạn này bênh nhân nêu dùng các liệu pháp để giữ cho nồng độ acid uric dưới ngưỡng 6 mg/dl
Giai đoạn 3: Giai đoạn tổn thương khớp giữa các đợt gút cấp:
Kế từ lúc cơn gút cấp đầu tiên cho tới gian đoạn này thường cách nhau từ 5 đến 10 năm tùy theo thể trạng và chế độ ăn uống của từng người, Ở giai đoạn này các đợt tấn công của gout không còn thường xuyên và theo chu kỳ, bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau, chức năng hoạt động của các khớp hoạt động bình thường, Tuy nhiên, các tinh thể urat vẫn tiếp tục tích tụ hình thành và lắng đọng trong các khớp. Các cơn đau sẽ được kiểm soát nếu duy trì acid uric ở mức 6.0 mg/dl
Giai đoạn 4: Gút mạn có tophi:
Giai đoạn cuối của bệnh gút, với các tinh thể urat điển hình bám chặt vào các khớp. Đây là giai đoạn cuối của bệnh gút. Theo thời gian, các tinh thể acid uric lắng đọng tạo thành các dạng hạt làm cho các cơn đau tăng nhanh theo từng đợt, sau đó viêm khớp liên tục, biến dạng khớp, kéo dài phá hủy các khớp, đồng thời các mô xung quanh cũng bị tổn thương và dẫn đến dị tật. Giai đoạn này gút tiến triển rất nhanh. Tại Việt Nam phần lớn bệnh nhân gút rơi vào giai đoạn này mới điều trị, ở giai đoạn này bệnh gút trở nên phức tạp và khó kiểm soát, vì các biến chứng tác động vào cơ thể, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Các đối tượng thường mắc bệnh gút
Người ăn uống thiếu khoa học
Như đã nói ở trên, giờ đây gút không còn là căn bệnh của nhà giàu nữa mà tất cả mọi tầng lớp xã hội đều có thể bị bệnh tấn công. Có nghĩa những người ăn uống thiếu khoa học là một trong những đối tượng dễ bị bệnh gút. Ví dụ những bạn sinh viên ăn uống vô tội vạ, cậy mình còn trẻ khỏe cứ nhịn đói liên miên hoặc ăn uống linh tinh không ra chiều ra bữa, rồi cánh mày râu thường có thói quen nhậu nhẹt nhiều, uống bia rượu triền miên chính là nguyên nhân khiến bệnh gút gia tăng chóng mặt.Gút giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì cụ thể nhưng hãy thật cảnh giác, đừng để đến khi bệnh đã nặng thì vô cùng đau đớn và tốn kém thời gian, công sức cũng chẳng thể chữa khỏi.
Người thừa cân, béo phì
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, người bị béo phì có khả năng mắc gút cao hơn gấp năm lần những người bình thường. Lý do là bởi cơ thể của những người này quá nhiều mỡ, khiến cho việc đào thải axit uric lâu hơn nhiều so với việc tích tụ chúng trong máu. Hơn nữa, những người béo lại thường rất thích ăn đồ ăn nhiều đạm và các món chiên xào vì vậy tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.
Nam giới sau 40
Nam giới sau 40
Trong tổng số những người bị bệnh gút thì có đến hơn 80% là nam giới ở độ ngoài 40 trở đi. Lý giải điều này các nhà khoa học cho rằng có thể do họ thường xuyên ăn nhiều đạm động vật đặc biệt là nội tạng động vật, lại lười tập luyện, uống rượu và hút thuốc thường xuyên nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều.
>>> TRIỆU CHỨNG BỆNH GÚT: KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH CỦA RIÊNG NGƯỜI GIÀU
>>> TRIỆU CHỨNG BỆNH GÚT: KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH CỦA RIÊNG NGƯỜI GIÀU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét